Quy Nhơn ngoài những cảnh thiên nhiên biển đảo cực đẹp, còn có những công trình mang tính văn hóa, lịch sử vô cùng ý nghĩa. Tiêu biểu là tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành.
1. Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành nằm ở đâu?
Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành được đặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành. Vị trí rất dễ tìm, chỉ cần đi xe đến vòng xoay Ngô Mây là đã thấy rồi.
2. Kích thước tượng đài
Tượng Nguyễn Sinh Sắc- Nguyễn Tất Thành được làm bằng đồng ép. Tổng chiều cao tượng là 15,5m, trong đó phần đế tượng cao 4.7m.
Phía sau lưng tượng là bức tường thành khắc phù điêu. Tường thành làm bằng đá xanh dài 76m, đỉnh cao nhất 14,5m.
3. Ý nghĩa về tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành?
Lưng tượng tự bức tường phù điêu khắc dáng hình Việt Nam. Từ nơi Bác Hồ sinh ra đến những nơi mà Bác đặt chân đến trên con đường cứu nước.
Những năm đầu thế kỉ XX thời kì kháng chiến chống Pháp. Mặt tượng đài hướng ra biển lớn. Như có ý nghĩa cha đang dặn dò con về con đường cứu nước gian lao.
Bức tường phù điêu sau lưng tượng đài rất có ý nghĩa. Bắt đầu bức tường là quê hương Nam Đàn- Nghệ An. Nơi có dòng sông Lam êm đềm chảy, ngôi nhà lá đơn sơ và hoa sen… Quê hương của Bác Hồ.
Cầu Trường Tiền, sông Hương của Huế, trường Quốc học của Huế, tháp chăm vùng Nam Trung Bộ. Nơi bác từng đi học và đi dạy.
Khám phá Food Tour Quy Nhơn bằng xe điện
Bức phù điêu trung tâm là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt của Bình Định.
Nơi đây, gắn liền với sự kiện Nguyễn Tất Thành chia tay cha tại huyện Bình Khê.
Người đi học tiếng Pháp để chuẩn bị bôn ba nước ngoài.
Tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi cảnh lầm than.
Hình ảnh Sài Gòn thời Pháp thuộc với bến cảng nhà rồng và con tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. Nơi Bác chia tay Việt Nam để đi tìm “hình của Nước”.
Như vậy Bình Định là nơi duy nhất chứng kiến cuộc chia tay ý nghĩa mang tính lịch sử của cha con Bác Hồ.
Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành năm ấy được cha dạy cho nhiều điều. “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ tìm cha” là câu nói cực kì ý nghĩa.
Chia tay tại vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Cũng hun đúc tinh thần và khí phách kiên cường chiến đấu cho người thanh niên trẻ ấy.
Đầm Thị Nại – Điểm du lịch mới lạ tại Quy Nhơn.
Giá vé vào cổng tham quan
Vé vào cổng: miễn phí
Mở cửa: 6h00- 23h00
Kể từ lúc chia tay cha tại Bình Định, “Người đi tìm hình của nước”. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, về nước trường kì kháng chiến cùng nhân dân.
Người chưa một lần quay trở lại Bình Định nhưng trong tim Người vẫn nhớ mảnh đất này.
Và Bình Định vẫn mãi khắc ghi bóng hình Người, biết ơn lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Tượng được xây lên để nhắc nhở con cháu lòng yêu nước, sự yêu kính và đời đời biết ơn Bác Hồ. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa Thế giới!