Công trình “Tượng đài nghệ thuật Trịnh Công Sơn” được xây dựng bên bờ biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Công trình này không chỉ có giá trị về mặt cảnh quan mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nữa. Cùng Thích Tours tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!
1. Sơ lược nhạc sĩ:
Trịnh Công Sơn (1939-2001) sinh ra và lớn lên tại Huế. Ông được xem là một cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.
Bố mất sớm, ông đã thay bố cùng mẹ chăm sóc và nuôi dạy các em. Phần lớn nhạc của ông đều chứa đựng một nỗi buồn, buồn tha thiết. Nhưng cái nỗi buồn ấy nó lại khiến người nghe muốn chìm đắm vào bài hát.
Toàn bộ sự nghiệp của Trịnh Công Sơn sáng tác được hơn 600 ca khúc. Nổi tiếng nhất là các bài: Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Tình nhớ, Hoa vàng mấy độ,…
Tạc tượng Trịnh Công Sơn chính là việc làm mang tính tôn vinh bậc nhân tài của đất nước. Và việc dựng tượng Trịnh Công Sơn bên bờ biển Quy Nhơn có nhiều ý nghĩa.
2. Khái quát về tượng đài Trịnh Công Sơn ở Quy Nhơn:
Tượng phác họa một Trịnh Công Sơn ở tuổi trung niên, phong thái lãng tử, tay cầm đàn, ngồi hướng về phía biển. Chủ đề sáng tác tượng là “Biển nhớ”- tên ca khúc nổi tiếng sáng tác thuở thiếu thời của ông.
Tượng cao 2.4m được làm hoàn toàn từ đá granite xám trắng. Được hoàn thành trong vòng 20 tháng. Bên cạnh tượng là ca khúc “Biển nhớ” được tạc vào đá.
TƯỢNG PHẬT LINH PHONG – ĐỀN THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC – VŨNG BỒI ĐỀ GI : Lịch trình hoàn hảo trong 1 ngày khi đến Quy Nhơn
3. Ý nghĩa của việc tạc tượng Trịnh Công Sơn ở Quy Nhơn:
Trịnh Công Sơn sinh ra ở Huế nhưng hai thành phố mà ông lấy cảm hứng sáng tác đó là Quy Nhơn- Bình Định (lúc đi học) và Bảo Lộc- Lâm Đồng (lúc đi dạy).
Ông từng là sinh viên Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn giai đoạn 1962- 1964. Khi bước vào giảng đường ông đã phải lòng nàng Tôn Nữ Bích Khê. Một cô gái đến từ Nha Trang. Và rồi ông đã viết nên ca khúc đầu tay “Biển nhớ” tại Quy Nhơn để thể hiện nỗi lòng của mình.
Nhưng mối tình này không được hồi đáp, và có lẽ nỗi buồn này nơi phố biển lại là chất xúc tác để ông viết nên nhiều khúc tình ca hay tại Quy Nhơn.
Tiêu biểu các ca khúc như:
“Dấu chân địa đàng” (1962)
“Hành hương trên đồi cao” (1962)
“Gọi tên bốn mùa” (1963)
“Nắng thủy tinh” (1963)
“Lời của dòng sông” (1964)
“Lời mẹ ru” (1964)
“Mưa hồng” (1964)
“Còn tuổi nào cho em” (1964)
“Gọi đời lên mau” (1964)
“Xin mặt trời ngủ yên” (1964)…
Đặc biệt là ca khúc “Dã tràng ca” với 12 đoản khúc, là bài hát dài duy nhất của ông viết năm 1962. Ca khúc này được trình bày trước sinh viên đại học Quy Nhơn với cái tên “Trường ca tiếng hát Dã tràng”.
OANH TẠC 5 PHỐ ẨM THỰC QUY NHƠN CÙNG THỔ ĐỊA
Ngày ông rời xa thành phố Quy Nhơn, ông đã viết ca khúc “Tạ ơn” với những ca từ thật da diết. Để từ biệt thành phố biển ông yêu.
Tượng Trịnh Công Sơn được đặt tại biển Quy Nhơn thật sự ý nghĩa. Tạc tượng để tưởng nhớ một nhạc sĩ thiên tài của nền âm nhạc Việt Nam. Tượng còn có giá trị về cảnh quan, văn hóa, nhắc nhở con cháu về một dấu vết sáng tạo nghệ thuật thi ca.