Nhà thơ Xuân Diệu tuy không phải quê gốc ở Bình Định. Nhưng lại lớn lên và trưởng thành ở mảnh đất này. Ông được mệnh danh là “Ông Hoàng thơ tình” với kho tàng thơ đồ sộ, dạt dào tình cảm. Và nhiều những giai thoại để đời.
1. Sơ lược về nhà thơ:
Xuân Diệu (1916-1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu và bút danh cũng là Xuân Diệu. Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Gò Bồi- Tuy Phước.
Sau đó ông đến Quy Nhơn học, ra Huế học và tốt nghiệp tú tài. Năm 1937 ra Hà Nội học Luật và viết báo, trở thành cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn.
Nhà thơ là cây bút xuất sắc của phong trào thơ mới. Phong cách viết thơ trữ tình, Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu. Với trái tim yêu đời, yêu người tha thiết. Ông đã để lại cho hậu thế 450 bài thơ, chưa kể những di cảo chưa được công bố. Cùng với những tác phẩm phê bình văn học, truyện ngắn, bút ký,..
Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành tại Quy Nhơn
2. Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại Gò Bồi:
Nhà lưu niệm Xuân Diệu tọa lạc tại thôn Tùng Giản, Phước Hòa, Tuy Phước. Được xây trên nền nhà ngoại của ông thuộc trung tâm của Vạn Gò Bồi xưa.
Nhà lưu niệm có diện tích khiêm tốn, được xây theo kiến trúc Pháp xưa. Với mái đặc trưng và cửa vòm. Hai bên hiên nhà là cây khế bà ngoại ông trồng và cây hoa sứ do bạn thân ông trồng- nhà thơ Huy Cận.
Những hiện vật, tư liệu liên quan đến nhà thơ Xuân Diệu đều được bài trí, trưng bày một cách đầy đủ và cẩn thận. Du khách viếng thăm sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ.
“Cha Đàng Ngoài, mẹ Đàng Trong
Hai phía Đèo Ngang một mối thâm tình”
Có lẽ sự kết hợp hôn nhân, giao lưu văn hóa này đã tạo nên một Xuân Diệu rất tình của xứ Nghệ và rất thơ của Gò Bồi. Hằng năm cứ vào 18.12 là ngày giỗ ông, nhiều người trên khắp nơi đổ về thắp hương tưởng niệm. Để tưởng nhớ một cây đại thụ của nền thi ca Việt Nam.
Du lịch Quy Nhơn – 24 tiếng đổi khí trời và nếp sống
4. Những giai thoại để đời của nhà thơ:
Cuộc đời và sự nghiệp Xuân Diệu thành công là thế. Nhưng cũng có những giai thoại về chuyện tình cảm về tính giới của ông, tới nay vẫn chưa được xác nhận.
Có lẽ câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất là “chuyện tình trai” với nhà thơ Huy Cận. Nhà thơ Huy Cận được biết đến như một người bạn thân suốt đời của nhà thơ Xuân Diệu.
Suốt đời Xuân Diệu và Huy Cận lúc nào cũng bên nhau như hình với bóng. Có thời gian làm việc ở Mỹ Thọ hai người còn sống chung với nhau rất tình tứ. Sống chung với nhau không vấn đề gì nhưng vấn đề là thơ của Xuân Diệu viết rất ngụ ý, ngụ tình về tình yêu của ông. Thậm chí viết về Huy Cận còn xưng “hai ta”- những từ vốn chỉ cho hai người yêu nhau:
“Đêm đêm trên gác chong đèn
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay
Dưới nhà bút chẳng ngừng tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ
Bạn từ lúc tuổi còn thơ
Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong
Ánh đèn trên gác, dưới phòng
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời”
Đây là bài thơ viết năm 1954, ở số nhà 24 Cột Cờ, Hà Nội. Lúc đó sống chung, nhưng Huy Cận và vợ con trên gác, Xuân Diệu ở dưới.
Ông cũng từng rất yêu Hoàng Cát – một chàng trai có gương mặt như hoa. Cũng qua những vần thơ tình da diết “Em đi” gửi tặng Hoàng Cát khi Cát đi bộ đội vào miền Nam.
Tô Hoài là người viết về “tình trai”, “sự đồng tính luyến ái” của Xuân Diệu đầu tiên. Trong tập “Cát bụ chân ai” xuất bản năm 1933 tại Hà Nội. Xuân Diệu có lẽ cũng yêu Tô Hoài, vì gặp ông là Xuân Diệu “nắm tay cả ngày”.
Tuy không vợ, không con. Toàn bộ những bài thơ ông viết đều là tình yêu. Nhưng tuyệt nhiên không có hình bóng cô gái nào xuất hiện, toàn bộ đều là những nam nhân đi qua đời ông.
Các bạn có thể tìm đọc bài “Tình trai”, “Em đi” của Xuân Diệu và bài “Ngủ chung” của Huy Cận để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chuyện “tình trai” dù không được xác nhận nhưng cũng không thể phủ nhận được.
Nhà thơ Xuân Diệu là cây đại thụ trong nền thi ca Việt Nam. Thời đó tình yêu đồng giới không được công nhận nên suốt đời ông là những bài thơ tình không bao giờ đủ, da diết, mãnh liệt nhưng cũng rất “cô đơn”. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của Thích Tours nhé!