+84966519145 thichquynhontour@gmail.com

Login

Đăng ký

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
Họ*
Tên*
Ngày Sinh*
Email*
Điện thoại*
Quốc Gia *
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login
+84966519145 thichquynhontour@gmail.com

Login

Đăng ký

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
Họ*
Tên*
Ngày Sinh*
Email*
Điện thoại*
Quốc Gia *
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login

LỄ HỘI ĐÔ THỊ NƯỚC MẶN- Tái hiện thương cảng một thời Sầm Uất bậc nhất Việt Nam

5
(1)

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Lễ hội " Đô Thị Nước Mặn "

“Tháng giêng xem hội chùa Ông

Mà lòng nhấc nhỏm chờ mong hội Bà

Ai đi buôn bán nơi xa

Lo về kịp hội quê nhà thường niên.”

Nhắc đến thương cảng Nước Mặn chắc ai cũng có ấn tượng về nó dù nhiều hay ít vì nó gắn liền với lịch sử. Tuy thương cảng đã suy tàn nhưng lễ hội Đô thị Nước Mặn vẫn được lưu truyền và phát triển.

1. Lễ hội Đô thị Nước Mặn ở đâu?

Lễ hội Đô thị Nước Mặn hay còn gọi là lễ hội chùa Bà. Lễ hội diễn ra tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là một lễ hội lớn lưu truyền từ thuở cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh đến ngày nay. Lễ hội diễn ra 3 ngày: 30/1 và mùng 1-2/2 âm lịch hàng năm ở thôn An Hòa, xã Phước Quang.

Nếu bạn nào ở xa đến thì có thể search map trường THPT Tuy Phước 2 là tiện đi nhất. Vì chùa Bà rất gần đó, đến trường rồi hỏi người dân là họ chỉ ngay.

 

Cổng điện thờ Bà Thiên Hậu

2. Lịch sử Đô thị Nước Mặn

Từ những năm của thế kỷ II đến thế kỷ XV. Vùng Nước Mặn đã có người Chăm đến cư trú và sinh sống. Những người Việt đầu tiên tới Nước Mặn là người Quảng Nam theo quân viễn chinh của vua Lê Thánh Tông vào đây định cư giai đoạn 1471-1600. Đến đầu thế kỷ 17, nhiều người Hoa (người Minh Hương) vượt biển đến Nước Mặn sinh sống, làm ăn, buôn bán.

Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, thương nghiệp thế giới bắt đầu phát triển mạnh. Các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý… và  phương Đông như Trung Hoa, Nhật Bản vượt biển tìm kiếm thị trường mới. Thuyền buôn các nước đã đến các cảng thị nổi tiếng xứ Đàng Trong như: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Huế) và Nước Mặn (Bình Định). Và cảng thị Nước Mặn đã trở thành một cảng thị phồn vinh, nổi tiếng cả xứ Đàng Trong.

Thả thuyền - để nhớ về một thời "Trên bến dưới thuyền"

Đô thị Nước Mặn

Vùng trung tâm cảng thị Nước Mặn thuộc các thôn An Hòa, nay là xóm Lương Quang ngoài (xã Phước Quang). Cảng thị phát triển nên vùng này có nhiều dãy phố chạy ngang dọc như bàn cờ. Các dãy phố chuyên bán một loại hàng hóa riêng biệt như phố bán vàng bạc và đồ trang sức. Phố hàng mã, phố tiệm thuốc bắc, hàng nhang đèn,  hàng pháo, hàng đồ gốm. Hàng tơ lụa gấm vóc, hàng mỹ nghệ, hàng đồ đồng, hàng sách chữ Hán, hàng đồ gỗ, đồ thờ cúng. Sầm uất nhất là khu phố chợ với đầy đủ các loại hàng hoá khác nhau. Chợ họp hàng ngày nhưng đông nhất là vào những ngày chợ phiên.

Đô thị Nước Mặn

Lúc hưng thịnh, Nước Mặn trở thành một biểu tượng đẹp của một vùng phồn hoa đô hội của phủ Quy Nhơn xưa và xứ Đàng Trong. Tới ngày các phiên chợ, tàu thuyền đậu kín bến cảng. Voi chở lâm sản từ miền thượng về. Ngựa thồ hàng từ các các thị trấn, thị tứ trong vùng tới buôn bán trao đổi hàng hoá. Người trong nước, người nước ngoài đủ màu da. Đủ tiếng nói ngôn ngữ khác nhau đi lại nhộn nhịp trên đường phố. Hàng hóa Đông – Tây đủ màu, đủ kiểu bày trong các cửa hiệu, ngoài quán chợ.

Hát bài chòi - nét văn hoá đặc sắc của người dân Bình Định

Cảng thị Nước Mặn trở thành nơi tụ hội, chung sống của người Việt, người Hoa, người Chăm. Các thương gia người Nhật cũng đến buôn bán. Các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn đến đây truyền giáo. Họ bắt đầu xây dựng nhà thờ Công giáo ở đây. Và cộng đồng tín đồ Công giáo hình thành. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa tại đây diễn ra rất phong phú. Và đã tạo ra lễ hội Đô thị Nước Mặn còn tồn tại cho đến ngày nay.

3. Vài nét về lễ hội Đô thị Nước Mặn

Từ năm 1626 chùa Bà đã xuất hiện ở đây, còn có tên gọi khác là Thiên Hậu miếu. Thờ Thiên hậu Thánh Mẫu. Thiên hậu Thánh Mẫu  là một phụ nữ đức hạnh, có lòng hiếu thảo. Có đức hy sinh, lòng nhân ái xả thân vì mọi người và họ đã tiên hóa. Người hoa tôn thờ bà như biểu tượng cao đẹp về đạo đức.  Và từ đó chùa Bà trở thành nơi thờ cúng, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân cư người Việt và người Hoa tại đây. Cho đến ngày nay.

Khiên kiệu làm lễ

3.1 Lễ hội Đô thị Nước Mặn có gì đặc biệt?

Chùa Bà Nước Mặn hiện nay là một ngôi chùa nhỏ nhưng rất linh thiêng. Điện thờ chính của chùa là tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu ở giữa. Phía bên phải thờ bà Chúa Thai Sinh- Bảo sản. Phía bên trái thờ Thành Hoàng. Dân chúng thờ 3 vị này  là hiện thân của lòng biết ơn tổ tiên tạo lập cơ nghiệp. Mang theo ước vọng bình an,  mưa thuận gió hòa. Mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân. Với ý nghĩa văn hóa đó, chùa Bà đã trở thành biểu tượng tâm linh văn hóa tiêu biểu của cộng đồng cư dân Nước Mặn.

Qua thời gian lịch sử, do tác động của phù sa bồi đắp thương cảng đã biến mất và suy tàn. Nhân dân đi nơi khác làm ăn nhưng lễ hội Đô thị Nước Mặn vẫn còn duy trì đến ngày nay.

Tới ngày lễ, người dân nơi đây đưa kiệu tới miếu Thành Hoàng. Miếu Quan Thánh (thờ Quan Công), miếu Bà mụ (bà chúa Thai sanh- Bảo sản). Để rước linh các vị thần này về chùa Bà. Nửa đêm ngày 30 tháng Giêng diễn ra lễ tế các vị thần này. Vì họ được suy tôn là những vị thần khai sáng. Che chở cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân cảng thị Nước Mặn từ xưa đến nay.

Khi diễn ra lễ hội.

Lễ hội chùa Bà Nước Mặn cũng như là một cái Tết thứ 2 của người dân nơi đây. Những ngày diễn ra lễ, toàn bộ nhà dân đều treo đèn kết hoa, chuẩn bị bánh trái. Chặt tre, cắt lá dừa trang trí cổng hội, cổng làng vô cùng nhộn nhịp.

Múa lân chơi hội

Đô thị Nước Mặn

Sau ngày tế thần, khách thập phương mới được vào lễ chùa và dự hội. Phần hội là phần hoành tráng nhất, diễn ra trong ngày thứ hai và thứ ba. Thực sự phô diễn những vẻ đẹp văn hóa của cảng thị xưa. Các biểu tượng ngư- tiều- canh- mục được cung kính rước trên kiệu qua đường phố. Thể hiện sự tưởng nhớ công lao khai sáng, tạo dựng cơ nghiệp của cha ông đã vượt qua bao gian lao. Khai phá mở mang vùng đất sình lầy thành một thương cảng sầm uất, phồn thịnh ở miền cực Nam nước Việt. Hiện nay, các phần lễ rước có phần được làm gọn lại hơn chứ không linh đình như ngày trước nữa.

Trong hai ngày hội diễn ra, các trò chơi dân gian được tổ chức cho mọi người tham gia thi thố. Cụ thể là các trò đánh đu, kéo co, đấu võ, đấu vật, chơi cù, chọi gà, bắt vịt. Nấu cơm thi, bịt mắt bắt dê, thả thơ, xổ cổ nhơn, hô bài chòi, đánh cờ người, đập ấm… của người Việt. Các trò chơi đốt cậy bông, đổ giàn có nguồn gốc từ người Hoa… Đến nay, các trò chơi vẫn còn được duy trì tổ chức nhưng có giảm hơn về số lượng. 

Khi diễn ra lễ hội.

Và thay bằng một số trò vận động thể thao như bóng chuyền, nhảy bao, trẻ con thì có trò đu quay. Vào ban đêm, người dân đốt đèn lồng sáng rực các đường làng ngõ nhỏ, đồ ăn hàng quán bán la liệt. Các sân khấu của các nghệ nhân hát bả trạo, diễn tuồng (hát bội) được đông đảo bà con hưởng ứng.

Chơi bóng chuyền trong hội thi

Rất nhiều khách thập phương đổ về đây để tham gia lễ hội. Những cặp vợ chồng hiếm muộn về đây cầu con, xin xăm cầu làm ăn phát đạt, cầu bình an cho gia đình.

Đến với lễ hội, con người được giao tiếp với cộng đồng, được tham gia các trò chơi dân gian. Liên hoan đình đám, con người hỷ xả với nhau, quên đi những lo toan ngày thường. Và tạo nên một cộng đồng đoàn kết với nhau.

Lễ hội Chùa Bà được phục hồi và phát huy, thể hiện văn hoá tâm linh của người dân trong và ngoài tỉnh. Lưu giữ bảo tồn, phát huy những giá trị văn  hóa tinh hoa mà cha ông để lại.

Sau hơn 400 trăm năm tồn tại. Lễ hội Đô thị Nước Mặn đã trở thành tài sản văn hóa quý báu mà ông cha để lại, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay lễ hội này được biết đến rộng rãi và thu hút khách du lịch đến ngày một nhiều.

1 Response

Leave a Reply

Recent Tours

TOUR THÁP CHĂM – LÀNG NGHỀ BÌNH ĐỊNH

Quy Nhon food city tour

Quy Nhơn city + Food Tour bằng xe Điện | Tour mới lạ Quy Nhơn

Tour Chèo Sup Hòn Khô

Tour MỚI : Chèo Sup Hòn Khô +FlyCam -Mới+Độc+Lạ

Shares