1. Địa chỉ ở đâu?
Làng nón ngựa Phú Gia toạ lạc tại thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Cách trung tâm khoảng hơn 30 km, di chuyển tầm hơn 40 phút. Xe từ 4 đến 45 chỗ có thể di chuyển tới cổng làng, và đi bộ vào một xíu. Đây là một trong 13 địa phương của cả nước được công nhận Làng văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tính đến hiện tại thì xã Cát Tường có tầm hơn 100 hộ dân còn gắn bó với nghề làm nón.
Tham khảo chương trình tour Quy Nhơn 1 ngày.
2. Vì sao gọi là Nón ngựa Phú Gia?
Không biết làng nón đã hình thành chính xác năm nào. Nhưng đến nay độ chừng đã hơn 300 năm được truyền qua bao đời nay.
Từ năm 1935 đến năm 2008 khắp nơi mọi người đều gọi là nón ngựa là nón Gò Găng. Đến năm 2008 diễn ra Festival Tây Sơn- Bình Định. Hội Làng nghề truyền thống và ẩm nón ngựa Phú Gia được trưng bày, sản xuất có nguồn gốc từ Phú Gia. Sở Khoa Học Công Nghê và sở Công Thương Bình Định đã đăng ký bản quyền, chứng nhận, có logo rõ ràng cho làng nón ngựa Phú Gia. Kể từ đó thì du khách thập phương biết đến càng nhiều. Đặt mua sản phẩm về làm quà tặng, góp phần phát triển kinh tế cho làng nghề.
Sở dĩ được gọi là nón ngựa vì nón này xưa kia chỉ dành cho vua, quan đội khi ngồi trên lưng ngựa khi đi làm việc. Ra chiến trường nên người nghệ nhân mới đặt tên là “Nón Ngựa”. Thời trước, nón được làm ra cho giới quý tộc, người quyền quý, có địa vị xã hội mới dùng đội.
Chóp Bạc Nón Ngựa Phú Gia Nón Ngựa Phú Gia Nón Ngựa Phú Gia
Tham gia nhóm review du lịch Quy Nhơn Có Tâm
3. Giới thiệu về nghệ nhân Đỗ Văn Lan
Ông Đỗ Văn Lan (sinh năm 1947) là nghệ nhân kỳ tài tại làng nghề, người giữ “lửa “. Dưới bàn tay tài hoa, khéo léo bậc thầy ông đã làm nên những sản phẩm vô cùng giá trị và độc đáo. Gia đình ông đã truyền qua 4 đời, từ thời ông cố, ông nội, đời bố và tới ông Lan. Ông Lan cùng vợ ( bà Tâm- sinh năm 1951) có với nhau 6 người con. Nhưng chỉ có 4 người con gái là đang theo nghề làm nón. Và tiếp tục gìn giữ phát triển làng nghề để không bị mai một
Sản phẩm nón ngựa của nghệ nhân Đỗ Văn Lan được nhận Chứng nhận của UBND tỉnh về Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2010, 2014. Năm 2008, 2010 và 2012, nhận Giải thưởng đã có thành tích đóng góp vào sự thành công của Hội chợ và Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Nghệ nhân Đỗ Văn Lan – làng nón ngựa Phú Gia Nghệ nhân Đỗ Văn Lan – làng nón ngựa Phú Gia
Gia đình ông Lan vẫn đang lưu giữ kỷ vật chiếc nón từ thời ông nội của ông. Đến nay cũng đã hơn 120 năm. Nón có cái chóp làm bằng đồi mồi, đã trở thành kỷ vật vô giá đối với gia đình. Như nhắc nhở con cháu nhớ về Chiếc nón của cụ Đạt hiện được lưu giữ lại hậu thế đến nay đã 120 năm. Ông Sáu Lan là truyền nhân thứ 4 của dòng họ Đỗ. Hiện vẫn đang miệt mài gìn giữ, truyền nghề. Năm 9 tuổi, Sáu Lan bộc lộ tài năng chằm nón ngựa. Được cả làng ví như “thần đồng”, kỳ tài trăm năm của làng. So với các vị tổ tiên, cậu bé Sáu Lan lúc đó là người hội tụ nhiều tài năng, học hết tinh hoa của nghề.
Nón cổ 120 năm tại làng Phú Gia Nón cổ 120 năm tại làng Phú Gia
4. Các công đoạn làm nên một chiếc nón hoàn chỉnh
Phải dành thời gian và tâm huyết rất nhiều thì các nghệ nhân mới làm nên được chiếc nón vô cùng sắc xảo đến từng hoạ tiết. Hoa văn thêu tỉ mỉ, từng nan sườn nhỏ dẻo dai. Trải qua nhiều công đoạn công phu. Nguyên liệu chính để làm nên nón ngựa, gồm: lá kè mỡ(làm lá lợp), rễ dứa (làm vành), cây giang (làm sườn), cước (thắt vành), chỉ thêu (hoa văn).
Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan thì để hoàn thành xong một chiếc nón phải trải qua gần 13 công đoạn. Và mất thời gian từ 10- 20 ngày. Các giai đoạn chính đó là: đan sườn mê – luôn sườn dọc- thắt sườn- làm vành nón- thắt chóp. Thêu hoa văn- rọc lá- ghim xoáy- lợp lá, bủa- chằm nón- nứt nón- mạn tròng, kết sò – sửa hoàn thiện.
Khó nhất vẫn là thêu hoa văn, tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàn. Mà nghệ nhân có thể thêu hình mai, lan, cúc, trúc; long, lân, quy, phụng. Phước như đông hải – thọ tỷ nam sơn…Nón dành cho người nam đội có đường kính 46 cm, còn nón dùng cho nữ thì có đường kính nhỏ hơn 42 cm.
Gia đình ông Lan còn lưu giữ được 12 cái chóp bạc, đồng từ lâu đời. Được chạm chỗ rất tỉ mỉ đến từ hoạ tiết nhỏ xíu. Các hình tượng long, lân, quy, phụng được chạm công phu trên chóp. Thợ kim hoàn thời nay khó có thể mà làm nên các chóp bạc giống vậy. Ngày nay chóp nón để trần, trên đỉnh có một chùm chỉ ngũ sắc phất phơ như bông hoa
Sự tỉ mỉ trong các công đoạn làm nón ngựa Phú Gia Sự tỉ mỉ trong các công đoạn làm nón ngựa Phú Gia Sự tỉ mỉ trong các công đoạn làm nón ngựa Phú Gia
Thông tin tư vấn miễn phí du lịch Quy Nhơn Phú Yên.
5. Giá trị của chiếc nón ngựa Phú Gia.
Phải đến tận nơi tìm hiểu, chứng kiến từng công đoạn cần mẫn của người nghệ nhân. Thì mới có thể hiểu hết được cái ý nghĩa, tâm tư của người nghệ nhân gửi gắm vào từng chiếc nón.
Giá trị của chiếc nón bao gồm từ rất nhiều thứ: từ cái tỉ mỉ, sáng tạo của người nghệ nhân. Đến những giá trị lịch sử, văn hoá của nó; đến những giá trị vật chất là các chóp bạc, đồng…Chính vì vậy giá bán của nón ngựa cũng cao hơn các loại nón khác. Giá từ 650.000- 50.000.000 VNĐ/cái. Phải nói rằng để làm xong chiếc nón tốn rất nhiều thời gian, tâm sức của người nghệ nhân. Nên mức giá này thật sự là xứng đáng, không quá mắc.
Mong muốn rằng sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích, tiếp bước truyền thống của làng nghề để có thể lưu truyền cho con cháu muôn đời. Mua những chiếc nón làm quà tặng là góp phần thúc đẩy kinh tế cho địa phương, có nguồn kinh phí để duy trì làng nón ngựa Phú Gia.
Du khách trải nghiệm thử làm một số công đoạn Du khách chụp ảnh với nón Phú Gia Sự vô giá của chiếc nón ngựa Phú Gia
Người viết: Hồng Nhi.