Du xuân Bình Định dịp Tết thì không thể bỏ qua được những lễ hội đặc sắc của xứ Nẫu nha. Trong bài viết này Thích Tours sẽ điểm qua những lễ hội độc đáo, đặc trưng nhất của Bình Định. Để các bạn có cái nhìn tổng quan về đời sống tinh thần, văn hoá phong tục của quê hương mình nhé.
1. Lễ hội mai vàng An Nhơn:
An Nhơn, Bình Định từ lâu đã được xem là thủ phủ mai vàng của Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung. Ở đây có rất nhiều làng mai, nhà nhà trồng mai. Người người chơi mai và kinh tế chính cũng từ nghề trồng mai.
Lễ hội mai vàng An Nhơn lần thứ 1 này được tổ chức nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm mai vàng An Nhơn. Góp phần phát triển làng nghề trồng mai và du lịch của tỉnh.
Lễ hội mai vàng An Nhơn năm 2023 diễn ra từ 9/1-11/1 với sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng như: Danh ca Ngọc Sơn, Nguyễn Phi Hùng,… được đầu tư rất hoàng tráng.
Tham khảo chương trình tour Quy Nhơn 1 ngày.
190 cây mai vàng dáng đẹp tượng trưng cho 190 năm danh xưng An Nhơn của tỉnh. Được trưng bày trong thời gian diễn ra lễ hội tại quảng trường trung tâm thị xã An Nhơn cho người dân địa phương và du khách tham quan chụp ảnh.
Lễ hội có các phần thi tạo dáng mai truyền thống, triển lãm tranh mỹ thuật Bình Định và An Nhơn xưa và nay. Còn có các hoạt động tổ chức đấu giá các sản phẩm tranh ảnh, cây cảnh. Và các sản phẩm làng nghề truyền thống An Nhơn. Lần thứ 1 tổ chức này hứa hẹn sẽ đem đến một lễ hội mai vàng An Nhơn sống động. Nhiều màu sắc, khởi động thành công mùa lễ hội Tết ở Bình Định.
2. Quảng trường Linh vật:
Một nơi không kém phần sôi động và hoành tráng khác đó là quảng trường Linh vật của tỉnh.
Nơi đặt các linh vật là quảng trường Nguyễn Tất Thành, đối diện với tượng đài cha con Bác Hồ. 2023 là năm Quý Mão, những tượng chú mèo đẹp và dễ thương đã được hoàn thành, chỉ còn chờ ngày ra mắt. Dự kiến ra mắt vào ngày 13/1 và sự kiện này kéo dài đến hết 31/1/2023.
Linh vật xuân Quý Mão 2023 Linh vật Mèo 2023 của Quy Nhơn Linh vật Mèo 2023 của Quy Nhơn
Quảng trường linh vật sẽ được trang trí theo chủ đề với hoa tươi. Và các biểu tượng đặc trưng khác của Bình Định như rượu Bầu Đá, tháp Bánh ít,… Để vừa tạo không khí vui tươi, háo hức đón mừng Xuân mới, vừa tạo điểm nhấn du lịch cho thành phố.
Ở quảng trường Linh Vật sẽ có triển lãm nghệ thuật tranh ảnh mỹ thuật của tỉnh nhà. Du khách và người địa phương tham quan và checkin lưu niệm.
Xem video review Quảng Trường Linh Vật Quy Nhơn tại đây.
3. Chợ Gò
Chợ Gò là tên một cái chợ đặc biệt, một năm chỉ họp chợ 1 lần vào đúng mùng một Tết đầu năm. Chợ Gò được sách Kỷ lục Việt Nam liệt vào danh sách 100 phiên chợ đặc sắc nhất Việt Nam.
Địa điểm diễn ra chợ Gò là một khu đất trống rộng ở vùng Trường Úc, thuộc thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 8 km.
Hội xuân Chợ Gò Hội xuân Chợ Gò Hội xuân Chợ Gò
Chợ chỉ diễn ra duy nhất buổi sáng ngày mồng 1 Tết âm lịch. Không bán những mặt hàng hào nhoáng mà chỉ đơn giản là trầu lá, trái cau, vôi ăn trầu, rễ trầu, muối, và những thực phẩm dân dã khác. Tết đến thì người dân hay đi chợ mua trầu cau và muối để lấy lộc đầu năm. Câu nói “Đầu năm mua muối cuối năm mua vàng” nên có lẽ muối là mặt hàng bán chạy nhất dịp chợ này.
Bên cạnh việc buôn bán “lấy lộc” đầu năm, chợ Gò còn diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian. Và các loại hình nghệ thuật truyền thống như biểu diễn võ thuật, hát tuồng, múa lân,… Chợ Gò là một nét văn hoá đậm đà bản sắc địa phương, góp phần phát triển du lịch. Và cũng là nơi thể hiện tinh thần thượng võ Tây Sơn Thượng Đạo ngày xưa.
Thông tin tư vấn miễn phí du lịch Quy Nhơn Phú Yên.
4. Lễ hội đua ghe Gò Bồi:
Hằng năm cứ vào ngày mùng 2 Tết âm lịch, tại Gò Bồi, Tuy Phước. Lễ hội đua ghe Gò Bồi giữa các ngư dân sẽ được tổ chức.
Lễ hội này đã có từ lâu đời và được giữ gìn cho đến tận ngày nay. Lễ hội thể hiện tinh thần chiến đấu, sự khoẻ khắn của sức trẻ, không ngại đương đầu với sóng gió. Để vươn lên của các ngư dân vùng biển: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà và Phước Thắng.
Lễ hội gồm các phần thi bơi thuyền đơn nữ, đơn nam, tập thể nam, tập thể nữ là tập thể nam nữ ở các cự li 1000m đến 2000m.
Lễ hội đua ghe Gò Bồi Lễ hội đua ghe Go Bồi Lễ hội đua ghe Gò Bồi
Cứ đến dịp này hàng nghìn người từ khắp các nơi đổ về để xem và cổ vũ các đội đua nên không khí lễ hội rất hào hứng và tuyệt vời. Du khách đến đây tham quan sẽ bị cuốn vào không khí này và bất giác vỗ tay hò hét cổ vũ lúc nào không hay. Không những thế du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh quan trù phú của một vùng sông nước sầm uất, trước kia từng là một cảng lớn của cả khu vực.
Lễ hội là cuộc so tài sôi nổi của các đội, mang đến niềm vui sau một năm dài lao động. Nó còn thể hiện ý nghĩa mong mưa thuận gió hoà, biển êm buồm căng, đánh bắt thắng lợi, ấm no hạnh phúc cho người vùng biển.
5. Lễ hội Chùa Ông Núi:
Tổ đình chùa Ông Núi hay còn được gọi là Linh Phong cổ tự là ngôi chùa đã hơn 300 tuổi. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi Linh Phong cao chót vót. Lễ hội chùa Ông Núi được tổ chức hàng năm vào ngày 24, 25 tháng giêng âm lịch.
Lễ hội Chùa Ông Núi Lễ hội Chùa Ông Núi Chùa Ông Núi
Người dân địa phương gọi lễ hội này là Giỗ Ông Núi- tức thiền sư Mộc Y Sơn. Người đã đến đây một mình dựng chùa bằng tranh, sống thanh bần trên núi, mặc đồ bằng vỏ cây và tu đạo.
Dịp này người dân địa phương và khách thập phương hành hương đến cúng bái chùa Ông Núi để cầu bình an rất đông. Cảnh núi cao đẹp đẽ, suối chảy róc rách tĩnh lặng, mái chùa linh thiêng ấm áp nghi ngút khói hương, chúng sinh vừa bái lạy vừa nguyện cầu. Đến đây rồi cảm thấy bình yên thay trong tâm hồn.
6. Lễ hội chùa Bà Nước Mặn:
Lễ hội chùa Bà Nước Mặn đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức tại cảng thị Nước Mặn xưa tức xã Phước Quang, huyện Tuy Phước ngày nay. Đây là một trong những lễ hội dân gian có quy mô lớn và tuổi đời lâu nhất, đã duy trì khoảng gần 4 thế kỉ.
Chùa Bà Nước Mặn Chuà Bà Nước Mặn Chùa Bà Nước Mặn
Lễ hội tổ chức 3 ngày chính, từ cuối tháng giêng đến mùng 2 tháng hai âm lịch. Dịp này được xem là cái Tết thứ hai của người dân xóm cảng xưa này. Nhà nhà tết hoa treo đèn, chuẩn bị bánh tét bánh chưng cúng tổ tiên và hoa quả bánh trái để đãi khách đến nhà không khác gì Tết nguyên đán cả. Đầu xóm cuối xóm có cổng hoa chào mừng du khách. Nhiều hoạt động như hát lễ tuồng, thi chọi gà, đánh bóng chuyền, nhảy bao. Buôn bán đồ chơi dân gian Tò he, ăn vặt và nhiều quán nước di động thời vụ mọc lên đông đúc.
Chùa Bà Nước Mặn là một ngôi chùa nhỏ có cảnh quan đẹp và bình yên. Chùa tuy nhỏ nhưng chánh điện thờ rất uy nguy và linh thiêng. Chùa thờ Thiên Hậu thánh mẫu- người trong truyền thuyết thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn.
7. Lễ hội Đống Đa- Tây Sơn:
Hằng năm cứ vào mùng 4, mùng 5 Tết âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định sẽ diễn ra lễ hội Đống Đa. Đây là dịp để con cháu miền đất võ Tây Sơn thượng đạo tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ. Đã lãnh đạo đội quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược với chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa lẫy lừng.
Lễ hội Đống Đa- Tây Sơn là một trong những lễ hội xuân lớn nhất cả nước. Thu hút hàng trăm ngàn khách tham quan, hành hương về miền đất võ.
Chiều mùng 4 lễ Tế và các nghi lễ truyền thống sẽ được tổ chức tại điện thờ Tây Sơn. Không khí hồn thiêng sông núi oai hùng được tái diễn lại với cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Mùng 5 là các hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hoá địa phương. Biểu diễn võ thuật của các võ sĩ, võ sư nổi tiếng với các bài quyền Tây Sơn đỉnh cao. Biểu diễn trống trận Tây Sơn “Song thủ đả thập nhị cổ”, một nghệ nhân với đôi tay điêu luyện đánh 12 chiếc trống tạo những âm thanh hào hứng tuyệt vời làm cho người xem bị lôi cuốn thúc giục. Và thao diễn trận pháp với sự tham gia múa võ của hàng trăm người cùng binh khí và voi, tái hiện lại cảnh ra trận của vua Quang Trung năm xưa.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn Biểu diễn võ thuật Tây Sơn Trống trận Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào, và cũng là một nét văn hoá nồng đượm tình yêu nước của ngừoi dân nơi đây. Lễ hội ngày càng thu hút khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Được sống trong không khí của những lễ hôi phong tục tập quán từ xa xưa đến nay là một may mắn không gì sánh được. Du khách vừa trải nghiệm lễ hội, vừa học hỏi thêm nhiều kiến thức để mở mang đầu óc. Mà còn trau dồi thêm tinh thần yêu nước, yêu nguồn cội quê hương hơn nữa. Tuổi trẻ chúng ta nên tiếp tục giữ gìn và phát triển những lễ hội dân gian, phong tục đẹp này!
Người viết: Lê Kim Tiến