+84966519145 thichquynhontour@gmail.com

Hàn Mạc Tử và những bóng hồng đi qua đời thi sĩ

Hàn Mạc Tử và những bóng hồng đi qua cuộc đời
4.8
(18)

1. Cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Được mệnh danh là nhà thơ độc nhất trong phong trào thơ mới. Hàn Mạc Tử như thổi vào nền thơ ca Việt Nam một làn sóng mới. Với tuổi đời rất trẻ thế nhưng tài năng của ông đã phần nào khẳng định được tên tuổi của mình trong giới văn học Việt Nam .

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 và mất khi tuổi đời còn rất trẻ khi chỉ mới 28 tuổi. Ông sinh ra tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Là nhà thơ tiên phong cho Trường thơ loạn. Ngoài bút danh Hàn Mặc Tử ông còn có một số bút danh khác như: Lệ Thanh, Phong Trần, Hàn Mạc Tử … Cuộc đời Hàn Mặc Tử thật ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương. Nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao: Gái quê, Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ, Đi thuyền, Cửa sổ đêm khuya, ….

Hàn Mạc Tử

Sự nghiệp đang dở dang, năm 1935 ông bị mắc bệnh phong (hủi, cùi). Bệnh này là một trong “tứ chứng nan y” bốn căn bệnh khó chữa thời bấy giờ. Người bệnh bị mọi người kỳ thị, ghê sợ, hắt hủi, xa lánh. Ông vào Bệnh viện phong Quy Hòa ngày 20/9/1940, là bệnh nhân số 1134. Ông gầy gò, xanh sao ốm yếu và từ trần vì chứng kiết lỵ. (Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi của ông). Theo bác sỹ, trước khi nhập viện, ông tự chữa bệnh bằng các bài thuốc tạp nham, thiếu khoa học của các lang băm… Nên gây tổn thương cho nội tạng, không thể cứu chữa.

Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ “bình”. Sinh ra ở Quảng Bình, làm báo “Tân Bình”, có người yêu ở “Bình Thuận”, và mất tại “Bình Định”. Ông được biết đến với nhiều mối tình với nhiều người phụ nữ khác nhau. Đã để lại dấu ấn trong các sáng tác của ông, có những người ông gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ…

Tham khảo chương trình tour Quy Nhơn 1 ngày.

2. Các “bóng hồng” đi qua cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Mối tình đầu lãng mạn – Hoàng Thị Kim Cúc.

Mối tình đầu lãng mạn của nhà thơ là với cô hàng xóm Hoàng Thị Kim Cúc. Người con gái gốc Huế, dịu dàng, kín đáo kiêu sa khi sống ở Quy Nhơn.

“Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường

Không dám sờ tay sợ lấm hương

Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá

Muốn ôm hồn cúc ở trong sương”.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu say cô gái có tâm hồn văn chương giống mình.

Kim Cúc – Mối tình đầu

Vốn ở gần nhà nhau nhưng hai người vẫn cách xa nhau như 2 thế giới hoàn toàn cách biệt bởi:

 “Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng”. (Thư của Hoàng Cúc gửi cho Quách Tấn ngày 15/04/1971).

Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ trôi qua mà không được đáp lại. Mối tình vô vọng đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến Hàn Mặc Tử bỏ Sở đạc điền Quy Nhơn vào Sài Gòn làm báo.

Thế rồi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ. Hàn Mặc Tử coi như nàng đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ. Sau đó Hàn mang tập Gái quê ra Huế nhưng chỉ đứng trước cổng nhà Hoàng Cúc hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy vậy, người em của Hoàng Cúc là Hoàng Tùng Ngâm đã viết thư về cho nàng báo tin. Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y và khuyên nàng nên viết thư an ủi người đã hết lòng yêu thương nàng. Đáp lại, Hoàng Cúc chỉ gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh. Có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nổi tiếng.

Mối tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như thế.

Tham gia nhóm review du lịch Quy Nhơn Có Tâm

Mối tình da diết- Mộng Cầm.

Sau tình đầu lỡ làng với Kim Cúc, thi sĩ lại bén duyên với Mộng Cầm. Tên thật là Huỳnh Thị Nghệ, quê ở Phan Thiết, Bình Thuận. Là cháu ruột của nhà thơ Bích Khê. Hai người đã có thư từ trao đổi với nhau về chuyện văn thơ suốt 5, 6 tháng. Khi Hàn Mặc Tử đang làm ở Sở đạc điền Quy Nhơn. Khi đã vào Sài Gòn làm báo, Hàn Mặc Tử nhiều lần đi xe lửa đến Phan Thiết tìm gặp Mộng Cầm. Và mối tình đẹp đẽ ấy kéo dài được gần 2 năm trời. Hai người đã có nhiều kỷ niệm đẹp, hạnh phúc và tràn đầy hy vọng ở các địa danh Mũi Né, Lầu Ông Hoàng. “Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến”…

ộng Cầm đã cho Tử những tháng ngày hạnh phúc, những đêm ngày hy vọng. Song chính Mộng Cầm đã gieo rắc vào lòng chàng trai đa sầu đa cảm này nỗi đau khôn nguôi. Khi quyết định lấy chồng giữa lúc thi sĩ lâm bệnh nặng. Chàng vật vã trước nổi mất mát không gì bù đắp được:

“Họ đã xa rồi không níu lại

Lòng thương chưa đã , mến chưa bưa

Người đi một nửa hồn tôi mất

Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.

Mộng Cầm

Nỗi đau về thể xác cùng với nỗi tuyệt vọng vì bị phụ tình đã khiến Hàn Mặc Tử rơi vào tâm trạng uất hận.

“Làm sao giết được người trong mộng.

Để trả thù duyên kiếp phũ phàng”.

Bệnh tật hành hạ, người tình phụ bạc ra đi, Tử như điên như dại quay cuồng trong nổi nhớ. Hình bóng người xưa như luôn luôn ở đâu đây bên chàng trong gió trong trăng.

Mai Đình

Chính trong lúc đau đớn, tuyệt vọng nhất, bóng hồng tiếp theo đã bước vào cuộc đời Hàn Mặc Tử. Nàng tên Mai Đình, người ta gọi ấy là “tình văn chương

Mai Đình là con gái một tuỳ viên người Thanh Hoá. Vì yêu thơ Hàn nên đã trốn nhà tìm gặp bằng được ngời trong mộng. Năm 1937 từ Phan Thiết chị ra Quy Nhơn. Nhờ một người quen là Trần Kiên Mỹ – bạn văn của Hàn Mặc Tử đưa tới giới thiệu.

Mai Đình

Lúc ấy, Hàn Mặc Tử rất mặc cảm vì đang mang bệnh nặng nên không chịu gặp mặt. Nhưng càng như thế, Mai Đình càng thương xót hơn, nàng nói muốn chia sẻ bớt nỗi đau khổ của thi sĩ đa tình. Cảm kích trước tấm chân tình của Mai Đình. Song Hàn Mặc Tử vẫn cho rằng chuyện tình của họ sẽ chẳng không đi đến đâu. Về sau, chứng kiến sự hy sinh và tình yêu lớn lao của Mai Tình. Hàn Mặc Tử mới đáp lại tình cảm của bà và họ đã trải qua một mối tình trong sáng.

Thời gian gần gủi chưa bao lâu thì Mai Đình phải từ giã người mình yêu do một lý do phía gia đình buộc đi lấy chồng. Lúc nhà thơ từ trần là lúc Mai Đình đang ở sài Gòn. Bà vô cùng đau xót, an hận khi không ở bên ông giây phút cuối cùng. Sau này Mai Đình đã phải trải qua những tháng ngày gian nan trong cuộc sống. Chị đã có một gia đình và công tác ở ngành ngân hàng.

Thông tin tư vấn miễn phí du lịch Quy Nhơn Phú Yên.

Mối tình qua ảnh- Ngọc Sương

Ngọc Sương là chị ruột của Bích Khê, là dì ruột của Mộng Cầm. Bích Khê đã tặng tấm hình hai chị em cho ông và giới thiệu đôi chút về Ngọc Sương. Từ đó ông đã yêu tưởng tượng Ngọc Sương qua tấm hình đó. Và sáng tác ra những bài thơ dành cho người tình trong mộng. Trong những ngày tháng đau đớn vì bệnh tật và tuyệt vọng vì tuyệt vọng của người bị tình phụ. Sự xuất hiện của Ngọc Sương như một niềm an ủi lớn đối với Hàn Mặc Tử. Nhưng tình yêu này chỉ như “gió thoảng mây bay”.

“ Ta để chữ Ngọc trên tàu lá

Sương ở cung Thiềm nhỏ chẳng thôi

Tình ta khuấy mãi không thành khói

Nư giận đòi phen cắn phải môi.

Ngọc Sương _ chưa bao giờ gặp mặt

Hàn Mạc Tử yêu Ngọc Sương đến vậy nhưng Ngọc Sương nào hay biết gì.

Bất ngờ người thông báo tin này cho cô là Mai Đình, người đang chăm sóc cho Tử lúc bấy giờ.

Theo bài viết của chính Lê Thị Ngọc Sương (đăng trong tạp chí Văn – Sài Gòn số 73-74 cùng với bài của thi sĩ Quách Tấn).

Trong bài của Ngọc Sương có nói rõ vấn đề này, Hàn Mạc Tử nói với Mai Đình Rằng:

“Với nghĩa cử cao quý của Mai, với tình yêu tha thiết của Mai, tôi không thể phối hợp hôn nhân với ai trừ em, nếu ngày kia bệnh tôi lành hẳn”. Nhưng Mai Đình tự nghĩ: “em sung sướng vô cùng, còn gì hạnh phúc hơn nữa! Nhưng oái ăm thay! Phức tạp thay tâm lý của em. Sau mấy đêm bàng hoàng với hạnh phúc, em thấy tình em yêu chàng càng sâu đậm, càng cao quý, em càng phải từ chối việc hôn nhân với chàng. Vì em không xứng với chàng”

Người đẹp không có thật “ Thương Thương”

Riêng người đẹp cuối cùng với cái tên rất dễ mến Thương Thương dường như chỉ là một giấc mộng tình êm ái.

Có người nói rằng: một người bạn của Hàn (tên Trần Thanh Tịch) vì thấy bạn quá đau đớn trước chuyện tình dang dỡ với Mộng Cầm. Và trước bệnh tật đã lấy tên của cô cháu gái nhỏ mới 12 tuổi. Vẽ ra hình ảnh một nữ sinh xứ Huế tên Thương Thương rất yêu quý thơ của Hàn Mặc Tử. Gửi thư cho ông để xoa dịu nỗi buồn, ông cứ ngỡ mình đang có tình yêu thật sự và quên đi nỗi đau. Tử đã say đắm Thương Thương trong mộng và đã để lại cho chúng ta những vỡ kịch thơ ngọt ngào, trong sáng. “Duyên kỳ ngộ”, “Quần tiên hội”. Mối tình đẹp đẽ giữa thi nhân và giai nhân trên cõi siêu trần rồi đến lúc cũng phải dừng lại. Hàn Mặc Tử thêm một lần đau đớn, vỡ kịch thơ Quần tiên hội bị ngắt dỡ dang cho đến khi nhà thơ qua đời.

Người viết: Hồng Nhi.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 4.8 / 5. Vote count: 18

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Leave a Reply

Những tour HOT 2025

Tour Hòn Khô chèo SUP - Chụp ảnh flycam

TOUR HÒN KHÔ – CHÈO SUP – CHỤP ẢNH FLYCAM – LẶN NGẮM SAN HÔ TUYỆT ĐẸP

Tạo dáng bên SUP mùa rong mơ

COMBO TOUR HÒN KHÔ CHÈO SUP 600K – NGẮM SAN HÔ – ĂN TRƯA.

Ảnh flycam chèo SUP Hòn Khô

COMBO HÒN KHÔ CHÈO SUP 450K/NGƯỜI

Hòn Khô mùa rong mơ

COMBO TOUR HÒN KHÔ TỰ TÚC 150K

Xếp ảnh bông hoa tập thể chụp flycam

COMBO TOUR HÒN KHÔ TỰ TÚC 350K/NGƯỜI.


Cảm ơn vì đã chọn Thích Tours ?

  • Chi phí hợp lý nhất.
  • Lịch trình phù hợp nhất.
  • Tour thiết kế riêng.
  • Chính sách chăm sóc khách hàng từ trái tim.


Tư vấn miễn phí thông tin du lịch Quy Nhơn .

Gọi ngay cho Thích Tours để được tư vấn thông tin du lịch Quy Nhơn Phú Yên miễn phí nhé !

+84966519145

thichtoursbooking@gmail.com

0Shares