Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Tuy không phải sinh ra và lớn lên tại Quy Nhơn. Nhưng đây lại là mảnh đất gắn bó với ông suốt quãng đời còn lại. Hôm nay hãy cùng Thích Tours tìm hiểu “Hàn Mặc Tử và những câu chuyện chưa kể” nhé!
1. Sơ lược về nhà thơ Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh năm 1912 tại Quảng Bình và mất năm 1940 tại Bình Định. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Năm 16 tuổi đã bắt đầu sáng tác, vừa viết thơ vừa làm báo.
Tài hoa là thế nhưng cuối cùng lại mắc bệnh phong quái ác và ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.
Tại dương thế ngắn ngủi nhưng chàng thi sĩ họ Hàn đã để lại cho đời nhiều áng thơ có giá trị. Đặc biệt là những câu chuyện tình da diết, bi ai ít người biết đến.
Núi Xuân Vân Quy Nhơn và những điều có thể bạn chưa biết
2. Những bóng hồng đi ngang đời chàng thi sĩ đa tình:
Cô gái Huế tên Trà – mối tình đầu ít người biết đến:
Trà là người con gái út cậu họ của Hàn Mặc Tử. Trà dịu dàng, hoạt ngôn lại cùng có sở thích văn thơ. Nên hai người ngày càng thân thiết. Tuy nhiên Hàn Mặc Tử đã ngại không dám viết nổi một câu thơ tỏ tình.
Thời gian trôi đi, Trà lập gia đình vì chờ mãi mà vẫn “không nói một tiếng” từ thi sĩ họ Hàn. Vậy là mối tình đầu lặng lẽ cũng tan vỡ trong lặng lẽ. Để lại những hối hận và tiếc thương.
Hoàng Cúc – mối tình trong sáng được nhắc đến nhiều nhất:
Hoàng Cúc cũng là một người con gái của xứ Huế mộng mơ. Hàn Mặc Tử quen Hoàng Cúc vào năm 1933, khi đang công tác tại Quy Nhơn. Nàng chính là người mà chàng vừa gặp đã yêu, yêu từ cái nhìn đầu tiên.
“Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường
Không dám sờ tay sợ lấm hương
Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn cúc ở trong sương”
Đây là những vần thơ tỏ tình trong bài “Hồn cúc”. Thời gian trôi đi, những chuyến đi đi về về Sài Gòn- Quy Nhơn càng làm cho tình yêu của Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc sâu đậm thêm.
Nhưng đó chỉ là mối tình đơn phương của Hàn mà thôi. Hoàng Cúc thờ ơ không đáp lại. Sau cùng thì nàng theo cha về thôn Vĩ Dạ thu hành, lánh đời. Tình yêu của Hàn Mặc Tử lại tan vỡ lần nữa trong yên lặng.
Khi được em họ cho hay Hàn đang mang bệnh nặng và nhờ Cúc viết thư an ủi. Nhưng nàng chỉ gửi một bức tranh phong cảnh mây, nước, chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đây có lẽ chính là cảm hứng để Hàn viết nên bài thơ nổi tiếng “Đây thôn Vĩ Dạ”. Một mối tình đơn phương, day dứt khép lại trong cuộc đời của Hàn đầy nuối tiếc!
Mộng Cầm – mối tình da diết nhất của thi sĩ họ Hàn:
Mộng Cầm quê ở Phan Thiết, Bình Thuận. Hai người nảy sinh tình cảm qua những bức thư bình luận văn thơ. Những dịp vào Sài Gòn làm báo, Hàn thường bắt xe về Phan Thiết để gặp nàng. Mũi Né, Lầu Ông Hoàng,… là những địa danh gắn liền với mối tình này.
Mối tình này được hồi đáp, Mộng Cầm nguyện “nâng khăn sửa túi” cho Hàn đến hết đời. Hai người đã có những ngày tháng hạnh phúc và đầy hi vọng tương lai. Nhưng lúc Hàn lâm bệnh nặng thì nàng lại quyết định lấy chồng. Đau đớn thể xác, tuyệt vọng trong tình yêu, chàng viết:
“Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng”
Mai Đình – “người tình văn chương” của Hàn Mặc Tử:
Trong lúc Hàn đau đớn tuyệt vọng nhất thì Mai Đình xuất hiện. Mai Đình vượt đường xá xa xôi, tìm đến Quy Nhơn để gặp Hàn vào năm 1937. Lúc này Hàn đã bị căn bệnh tàn phá gần hết mọi thứ cả về thể xác lẫn tinh thần. Mặc cảm tự ti và nghĩ rằng rồi cũng chả có kết cục tốt đẹp. Hàn từ chối gặp mặt Mai Đình.
Nhưng cũng vì thế mà Mai Đình càng thương Hàn Mặc Tử hơn. Nàng gần gũi chăm sóc chàng trong những giây phút bệnh tật xé nát tâm hồn người thi sĩ nhỏ bé. Cảm kích sự hi sinh và tình yêu của Mai Đình, Hàn đã đáp lại đoạn tình cảm này.
Nhưng ý trời khó tránh, Mai Đình bị cha mẹ ép gả đi. Tình yêu mãnh liệt cũng không vượt qua được hiếu đạo làm con. Hàn lại lần nữa tuyệt vọng trong tình yêu!
Ngọc Sương – mối tình thoáng qua:
Ngọc Sương là chị gái một người bạn văn của Hàn là Bích Khê. Tình yêu của Ngọc Sương là niềm an ủi lớn nhất của Hàn trong lúc bệnh tật hành hạ và nỗi đau tình yêu dang dở bủa vây. Nhưng mối tình này cũng như “gió thoảng mây trôi”, chỉ là thoáng qua rồi vụt mất trong đời Hàn.
Thương Thương – mối tình trong mộng;
Thương Thương không biết có phải tên thật hay chỉ là danh xưng của người nào đó “yêu” Hàn qua những bức thư. Trong những ngày nằm trong túp lều bên bãi biển. Hàn nhận được bức thư của một nữ sinh xứ Huế- Thương Thương.
Bức thư bày tỏ niềm yêu mến của nàng đối với Hàn. Hàn đã đem lòng yêu say đắm và đặt cho nàng cái tên ngọt ngào “Người lụa bến Sông Hương”. Chưa từng gặp mặt nhưng mối tình này đã chắp cánh cho những vở kịch ngọt ngào Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội… ra đời sau này.
3. Sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử:
Hàn là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới. Thơ của Hàn lãng mạn và đầy ấn tượng.
Đọc thơ Hàn, ta cảm nhận được một tâm hồn yêu mãnh liệt cuộc sống và con người. Là khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng.
Cuộc đời ngắn ngủi nhưng Hàn đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đồ sộ. Với 2 tập thơ tiêu biểu là Gái quê (1936) và Thơ Điên (1938). Cùng nhiều bài thơ nổi tiếng khác.
“Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
Tôi đều nhận thấy trên môi em
Làn môi mong mỏng tươi như máu
Đã khiến môi tôi mấp máy thèm”
Trích đoạn “Gái Quê”
“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình. Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của thời kì này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”- Chế Lan Viên.
Review chi tiết trung tâm khám phá khoa học ICISE Quy Nhơn
4. Quá trình chữa bệnh phong:
Thời đó “phong cùi” là một trong những căn bệnh nan y không có thuốc chữa. Những người bị bệnh đều bị xa lánh, hắt hủi. Thậm chí bị “trôi sông, chôn sống, hay bỏ vào rừng cho thú dữ ăn thịt”. Vì sợ lây lan cho cộng đồng. Gia đình đã đưa ông đi trốn và mời thầy ở Gò Bồi bốc thuốc cho uống.
Bệnh có tiến triển, những nốt đỏ trên người đã biến mất. Hàn chỉ mong nhanh chóng vào Sài Gòn công tác nên đã tăng liều lượng thuốc lên gấp đôi. Cuối cùng sốc thuốc, ngất xỉu, sau đó thì bệnh xấu đi dần. Đổi thầy đổi thuốc liên tục nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Sau những tháng năm theo nam y, thảo dược thì Hàn nhập viện tại Quy Hoà. Sau đó được chuyển vào trại phong Quy Hoà với mã bệnh nhân 1.134. Được cứu chữa tích cực theo tây y. Nhờ sự tích chăm sóc ân cần của các nữ tu dòng thánh Francois Dassise, đặc biệt là mẹ Juetta.
Những người bệnh phong theo bác sĩ Gour Vile nếu bị nặng thì khoảng 10 năm mới mất. Nhưng Hàn thì lại quá nhanh, chỉ vọn vẹn có 5 năm. Hàn có tiến triển khi ở bệnh viện Quy Hoà. Sinh hoạt bình thường, đi lễ đều đặn. Nhưng đến trưa ngày 30/10/1940 ông mắc bệnh kiết đến kiệt sức.
Từ 30/10-7/11/1940 bệnh tình Hàn Mặc Tử trở nặng, người xanh xao khô đét. Đến 5h45p sáng 11/11/1940 thì Hàn trút hơi thở cuối cùng sau những đau đớn vật vã. Kết thúc cuộc đời ở tuổi 28.
5. Vì sao mộ Hàn Mặc Tử lại được chuyển về Ghềnh Ráng Tiên Sa:
Tương truyền trước khi mất Hàn Mặc Tử có di nguyện muốn được chôn ở đèo Son, ở đầu thành phố Quy Nhơn. Sau ông mất thì được mai táng ở Quy Hòa. Đến năm 1959, phần mộ cũ của ông được bạn bè và người thân cải táng, dời về Ghềnh Ráng Tiên Sa.
Trên ngọn đồi Thi Nhân gần đó có cửa hàng lưu niệm mang tên Bút lửa Dzũ Kha – nơi giữ lửa và thổi hồn thơ Hàn. Những vần thơ hay được nghệ nhân Dzũ Kha khắc trên gỗ sẽ là món quà lưu niệm tuyệt vời mà bạn nên mua khi đến đây!