Khác với phần 1 và 2 nói về những danh thắng thiên nhiên, thì phần 3 Thích Tours sẽ đưa các bạn về quá khứ. Cùng thưởng thức món bánh ít lá gai. Rượu bầu đá và chiêm ngưỡng di tích lịch sử Tháp Dương Long, nón ngựa Phú Gia. Cũng là nơi mệnh danh Tháp Chăm làng nghề Bình Định
1. Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 25 phút đi xe. Tháp nằm trên ngọn đồi cao ở huyện Tuy Phước.
Là quần thể tháp Chăm được xem là còn nguyên vẹn nhất của kiến trúc Chăm-pa cổ đại.
Toàn bộ cụm tháp có 4 tháp: 1 tháp chính và 3 tháp phụ với điển hình kiến thúc Chăm pa.
Tường gạch nung đỏ xếp khéo léo chắc chắn tạo những đường cong đẹp, những bức điêu khắc phù điêu, tượng thần Shiva,…
Tất cả thể hiện rõ rệt tín ngưỡng thờ thần của văn hoá Chăm-pa.
Sở dĩ tháp có tên là Bánh Ít vì hình dạng của nó trông giống như một món bánh dân dã đặc sản của người dân Bình Định- bánh ít lá gai.
Tháp ở vị trí cao, không gian thoáng đãng, view đẹp lại tiện đường nên được rất nhiều du khách tham quan.
Team nào đam mê văn hoá lịch sử thì không nên bỏ qua một trong những Tháp Chăm làng nghề Bình Định này nhé.
Review tour Cồn Chim Tuy Phước độc nhất Quy Nhơn
2. Tháp Dương Long:
Tháp Dương Long toạ lạc tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 50km.
Tháp được xây dựng vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn hoá Chăm-pa, thuộc thế kỉ thứ XII.
Toàn bộ quần thể tháp Dương Long có 3 tháp. Tháp nằm ở giữa cao 42m, tháp nằm phía bắc cao 36m và tháp nằm ở phía nam cao 34m.
Ba tháp là ba kiến trúc chạm trổ tinh tế khác nhau với độ khó và độ tinh tế cao
Điều đó thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc của người Khmer cổ đại và người Chăm cổ.
Theo nghiên cứu cho thấy 3 ngôi tháp Chăm tại cụm tháp Dương Long thờ ba vị thần lớn nhất của Ấn Độ giáo.
Tháp Bắc thờ thần Brahma, tháp Nam thờ thần Visnu và tháp giữa thờ thần Shiva.
Tháp Dương Long là tháp Chăm cao nhất tại Việt Nam và cũng là công trình kiến trúc điêu khắc Chăm-pa cổ điển và hoành tráng nhất Đông Nam Á.
Do đó cụm tháp này được xếp vào hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt và Tháp Chăm.
Làng nghề Bình Định này được đông đảo du khách khắp mọi miền ghé thăm hàng năm.
Top 5 món ăn nhất định phải thử khi đến Quy Nhơn
3. Làng rượu Bàu Đá:
Rượu Bàu Đá (hay còn gọi là Bầu Đá) là đặc sản trứ danh của Bình Định, thể xem là Việt Nam đệ nhất tửu.
Nơi mới nấu ra được thức rượu ngon này nằm tại một ngôi làng nhỏ giữa đồng ruộng yên bình. Thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn mang tên làng Cù Lâm
Làng rượu Bàu Đá đã có lịch sử lên đến hàng trăm năm.
Và được nhà nước công nhận là làng nghề truyền thống. Rượu được nấu từ nước giếng đặc biệt trong làng.
Nếu không phải nước giếng làng Cù Lâm thì sẽ không nấu được ra loại rượu này.
3.1 Quá trình nấu Rượu Bàu Đá
Rượu Bầu Đá được nấu rất công kĩ, phải 4-5 ngày mới được một mẻ rượu chuẩn và ngon.
Người nấu rượu chuyên nghiệp làng Cù Lâm không cần phải nếm để biết rượu ngon hay chưa ngon.
Chỉ cần nghe tiếng giọt rượu rơi trong vò lúc lấy rượu là đã biết chất lượng mẻ rượu như thế nào rồi.
Rượu Bầu Đá cực mạnh, có 3 loại phổ biến là rượu gạo- rượu nếp và rượu đậu xanh.
Trong đó mạnh nhất là đậu xanh tầm khoảng 45-46 độ.
Uống vào ngụm đầu tiên thấy cay tê nóng cả họng nhưng dần dà sẽ ấm và hậu vị sau cùng là ngọt và thơm.
Rượu dễ say nhưng lại không gây đau đầu nôn ói, đó là một điều rất thú vị của rượu Bầu Đá.
Nếu đã đến Quy Nhơn thì nhất định phải ghé làng rượu Bầu Đá Cù Lâm 1 lần.
Để cảm nhận được “quốc hồn quốc tuý của Việt Nam”, của sự giữ gìn truyền thống dân tộc mà thêm yêu quê hương đất nước mình.
Trải nghiệm tour 1 ngày tại Cù Lao Xanh
4. Làng nón ngựa Phú Gia:
Làng nón ngựa Phú Gia nằm cách sân bay Phù Cát 3km. Hiện làng còn trên dưới 100 hộ làm nón gìn giữ và phát triển đến tận ngày nay.
Là làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm, được các thế hệ của thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát
Chiếc nón Phú Gia trước kia vốn là nón dành cho vua quan và cũng là chiếc nón gắn liền với cuộc hành quân thần tốc của đội quân nhà Tây Sơn anh hùng.
Đây là loại nón đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có giá trị từ hàng triệu đến chục triệu đồng một chiếc.
4.1 Quá trình tạo ra chiếc nón ngựa Phú Gia
Nguyên liệu làm nón là “cây nhà lá vườn” nhưng được tuyển chọn rất kĩ nên cực kì chất lượng.
Để hoàn thành được một chiếc nón phải trải qua hơn 10 công đoạn tỉ mỉ và kì công.
Những chiếc nón có chóp nón bằng kim loại sẽ có giá trị đắt hơn những chiếc nón có chóp là chùm chỉ ngũ sắc.
Chóp nón được làm bằng vàng- bạc-đồng có chạm trổ hoa văn tinh xảo.
Thể hiện sự phân hoá cấp bậc cao thấp trong xã hội xưa. Các hoạ tiết trên nón đều được các nghệ nhân 100% thêu thủ công.
Các chữ được thêu đều có ý nghĩa đẹp như: Phúc, Đức, Phúc như Đông Hải, Thọ tỷ Nam Sơn,…
Du khách muốn thêu tên của mình có thể đặt theo yêu cầu.
Đây không chỉ là công trình kiến trúc, nơi lưu giữ những giá trị lâu đời, khẳng định đất nước có bề dày lịch sử.
Mà còn là những di sản sống, thể hiện đời sống tinh thần dân tộc phong phú, nồng đượm văn hoá phong tục của nhân dân.